TIN TỨC QUẢNG CÁO MỚI
print this page
BÀI VIẾT GẦN ĐÂY NHẤT

cung cấp dịch vụ cho thuê hề bong bóng

Công ty chúng tôi cung cấp dịch vụ cho thuê hề bong bóng tham gia các hoạt náo những ngày cuối năm và đầu năm của tết dương lịch.

Sự góp mặt của hề bong bóng mang lại cho các cô chủ nhỏ, cậu chủ nhỏ không khí đầy vui tươi và sảng khoái. Với những trái bóng được nhập khẩu hoàn toàn từ Mỹ, có độ dai và dẻo hơn các loại bong bóng khác sẽ tạo ra những hình thù vô cùng ngộ nghĩnh và đáng yêu.

Trong tranh phục chú hề được hóa trang với bộ tóc đủ màu cùng với cái mũi đỏ chót to như trái cà chua chỉ cần nhìn thấy là các em đã phá lên cười, đồng thời với sự chu đáo trong vấn đề phục vụ sẽ mang lại sự an tâm cho các bậc làm cha, làm mẹ.

Ngoài dịch vụ cho thuê chú hề bong bóng hoạt náo tết dương lịch chúng tôi còn cung cấp thêm dịch vụ trang trí cho các buổi tiệc như: sinh nhật, thôi nôi, tất niên, hội họp, sự kiện... trang trí cổng chào, cho thuê "hề cò he", chú hề làm ảo thuật,....
0 nhận xét

Đá nhân tạo, solid surface là gì

Đá nhân tạo tên tiếng anh là Solid Surface là loại đá được con người tạo ra với thành phần chính là đá tự nhiên và các loại keo đặc biệt.
Đá nhân tạo | solid surface có khả năng chống bám bẩn, giữ màu tốt, khả năng chịu lực tốt, màu sắc đa dạng, phong phú, không có mối nối, có thể uốn cong và điêu khắc họa tiết...
Đá nhân tạo | solid surface thường được sản xuất dưới dạng tấm hoặc có thể được đúc thành nhiều hình dạng khác nhau như chậu rửa, bồn tắm, bệ hoa sen...
Điều đặc biệt của Đá nhân tạo | solid surface đó là màu sắc và thiết kế linh hoạt theo mẫu của khách hàng, có khả năng bảo trì sửa chữa dễ dàng và tiện lợi.
Đá nhân tạo - Solid surface” được làm từ hỗn hợp 2/3 đá khoáng tự nhiên và 1/3 keo Acrylic (Methyl Methacrylate), Alumina Trihydrate (hyroxit nhôm Al(OH)3) và chất tạo màu.

Tính tiện dụng:
Đá nhân tạo | solid surface có thể được thiết kế dưới nhiều dạng khách nhau với hàng trăm màu có sẵn, ngoài ra quý khách hàng có thể tự thiết kế kiểu dáng và màu sắc cho công ty chế tạo làm theo y mẫu. 
Đá nhân tạo | solid surface có thể làm giống y như đá cẩm thạch trong tự nhiên. Hiện nay trên thế giới có rất nhiều công ty đa quốc gia sản xuất loại đá nhân tạo này làm bồn tắm, đá ốp tường... cho thị trường thế giới và các công ty nhỏ hơn sản xuất cho thị trường nội địa. Ngoài ra đá nhân tạo được thi công lắp đặt liền mạch lên có khả năng loại bỏ những lỗ hổng trên tường hoặc các sản phẩm từ đá nhân tạo, loại bỏ những vi khuẩn ẩm nấp trong các khe nứt.
Ưu điểm sản phẩm:
- Nhẹ, cứng và đồng nhất
- Dễ lau chùi và giữ cho sáng bóng
- Không bị ăn mòn bởi hoá chất thông thường
- Không thấm nước, cong vênh
- Không bám lửa ở bề mặt
- Không bị nấm mốc và bám vi trùng
- An toàn và vệ sinh
- Có khả năng uốn dẻo
- Linh hoạt trong các thiết kế
- Vật liệu đặt không thấy mối nối
Ứng dụng của đá nhân tạo(solid surface)
Sản phẩm được ứng dụng cho các khu vực như:
Nhà bếp / phòng tắm: Bàn làm thức ăn nhà bếp với bồn rửa tích hợp, phù phiếm quầy, bồn tắm...
Khách sạn / Dịch vụ ăn uống: quán bar, bàn, quầy tiếp tân, vv 
Lắp mua sắm: hiển thị, quầy, tường ốp, vv 
Sân bay: nhận phòng tại quầy 
Công trình công cộng: hiển thị trong các bảo tàng, mặt tiền, bảng đáp ứng vv 
Bệnh viện: bàn trong phòng thí nghiệm, chậu rửa khử trùng, nội soi, vv
1 nhận xét

Sổ chủ nguồn chất thải có hại

Tất cả các cơ sở sản xuất, nhà máy, xí nghiệp trên địa bàn Thành Phố Hồ Chí Minh và các tỉnh thành lân cận có lượng chất thải nguy hại từ 120kg/năm bắt buộc phải đăng ký “Sổ chủ nguồn thải chất thải có hại “.
Bộ phận tư vấn viên chúng tôi gửi đến quý doanh nghiệp các thông tin như sau:

Đánh giá tác động môi trường

CÁC BƯỚC ĐĂNG KÝ SỔ CHỦ NGUỒN CHẤT THẢI CÓ HẠI
Bước 1. Tổ chức, cá nhân yêu cấp Sổ đăng ký chủ nguồn thải chất thải có hại phải lập hồ sơ đầy đủ và hợp lệ theo hướng dẫn tại mục thành phần, số lượng hồ sơ và nộp hồ sơ tại bộ phận nhận và trả kết quả của Sở Tài nguyên và Môi trường.
Bước 2. Cán bộ tiếp nhận kiểm tra hồ sơ nếu đủ điều kiện tiếp nhận và chuyển bộ phận chuyên môn thụ lý sau đó tiếp nhận kết quả đã giải quyết.
Bước 3. Tổ chức, cá nhân đến nhận kết quả giải quyết tại bộ phận nhận và trả kết quả của Sở Tài nguyên và Môi trường.
Thẩm quyền cấp Sổ đăng ký chủ nguồn thải CTNH
CQQLCNT (Sở Tài nguyên và Môi trường hoặc Chi cục Bảo vệ môi trường được phân cấp) có thẩm quyền cấp Sổ đăng ký chủ nguồn thải CTNH cho các chủ nguồn thải CTNH có cơ sở phát sinh CTNH trong địa bàn tỉnh.

Báo cáo giám sát môi trường định kỳ

Báo cáo sổ chủ nguồn thải nguy hại: lập báo cáo 1 lần/ năm. Báo cáo sổ chủ nguy hại gồm đơn vị thu gôm, tần xuất thu gôm…
HỒ SƠ ĐĂNG KÝ SỔ CHỦ NGUỒN CHẤT THẢI CÓ HẠI BAO GỒM NHỮNG GÌ?
Bộ hồ sơ đăng ký (cấp lần đầu hoặc cấp lại Sổ đăng ký) chủ nguồn thải CTNH được đóng quyển bao gồm Đơn đăng ký kèm theo các hồ sơ, giấy tờ sau:
- Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, Quyết định thành lập cơ sở, Giấy chứng nhận đầu tư hoặc các giấy tờ tương đương;
- Bản sao Quyết định phê duyệt báo cáo ĐTM, Giấy xác nhận đăng ký Bản cam kết BVMT hay Phiếu xác nhận Bản đăng ký đạt tiêu chuẩn môi trường, Quyết định phê duyệt hoặc Giấy xác nhận Đề án BVMT hoặc bất kỳ giấy tờ về môi trường nào khác của cơ quan có thẩm quyền (nếu có);
- Bản sao kết quả phân tích để chứng minh các chất thải thuộc loại * phát sinh tại cơ sở (trừ các mã từ 19 12 01 đến 19 12 04) không vượt ngưỡng CTNH theo quy định tại Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 07:2009/BTNMT để đăng ký là các chất thải thông thường tại Điểm 3.2 của Đơn (nếu không tiến hành lấy mẫu phân tích thì phải đăng ký là CTNH);

Giấy phép khai thác nước ngầm

- Bản sao báo cáo ĐTM và Giấy xác nhận về việc thực hiện báo cáo ĐTM và yêu cầu của Quyết định phê duyệt, Bản cam kết BVMT hay Bản đăng ký đạt tiêu chuẩn môi trường hoặc Đề án BVMT và tất cả các hồ sơ, giấy tờ pháp lý về môi trường liên quan đến việc đầu tư các công trình bảo vệ môi trường phục vụ việc tự xử lý CTNH (chỉ áp dụng đối với trường hợp có công trình tự xử lý CTNH);
Bản giải trình các điểm sửa đổi, bổ sung (trường hợp cấp lại Sổ đăng ký).

Lưu ý: Ngoài ra, không phải nộp thêm bất kỳ một hồ sơ, giấy tờ nào khác (như Hợp đồng chuyển giao CTNH với chủ hành nghề QLCTNH).

NỘI DUNG ĐĂNG KÝ SỔ CHỦ NGUỒN CHẤT THẢI CÓ HẠI
Thông tin chung của chủ nguồn thải
Dữ liệu về sản xuất (Danh sách nguyên thiệu/ hóa chất, Danh sách sản phẩm)
Dữ liệu về chất thải (Tên sản phẩm, trạng thái tồn tại, khối lượng chất thải, mã CTNH)
Danh sách CTNH đăng ký tự xử lý CTNH tại cơ sở (nếu có)
Mục lục Bộ hồ sơ đăng ký
Dưới đây là Mẫu Đăng Ký Sổ chủ Nguồn Chất Thải Có Hại tham khảo để các bạn có nhu cầu tìm hiểu về thủ tục hành chính đăng ký so chu nguon chat thai co hai.
xem thêm :


0 nhận xét

Giấy phép khai thác nước ngầm

Những quy định chung về việc cấp giấy phép khai thác nước ngầm
Thủ tục hành chính xin cấp Giấy Phép Khai Thác Nước Ngầm.
Hồ sơ cần thiết:
Hồ sơ cấp phép khai thác nước ngầm:
- Đơn đề nghị cấp giay phep khai thac nuoc ngam (Mẫu số 05/NDĐ).
- Đề án khai thác nước dưới đất (Mẫu số 06/NDĐ).
- Bản đồ, sơ đồ vị trí giếng khoan tỷ lệ từ 1/50.000 đến 1l/25.000 theo hệ toạ độ VN2000.

Sổ chủ nguồn chất thải có hại

- Kết quả phân tích chất lượng nước dưới đất cho mục đích sử dụng tại thời điểm xin cấp phép.
- Báo cáo kết quả thăm dò đánh giá trữ lượng nước dưới đất đối với công trình có lưu lượng từ 200 m3/ngày đêm trở lên (Mẫu số 07/NDĐ); báo cáo kết quả thi công giếng khai thác đối với công trình có lưu lượng nhỏ hơn 200 m3/ngày đêm (Mẫu số 09/NDĐ); báo cáo hiện trạng khai thác đối với công trình khai thác nước dưới đất đang hoạt động (Mẫu số 10/NDĐ);
- Bản sao có công chứng GCNQSDĐ hoặc văn bản thoả thuận sử dụng đất được UBND địa phương xác nhận tại nơi đặt giếng khai thác.

Cam kết bảo vệ môi trường

Phí và Lệ phí:
* Phí thẩm định Đề án, báo cáo khai thác nước dưới đất: được quy định tại mục XIIa phần Danh mục phí của bảng Danh mục phí, lệ phí và các mức thu phí, lệ phí trên địa bàn tỉnh Hậu Giang ban hành theo Quyết định số 37/2008/QĐ-UBND ngày 14 tháng 8 năm 2008 của UBND tỉnh Hậu Giang. Gồm:
+ Đề án, báo cáo khai thác có lưu lượng nước dưới 200m3/ngày, đêm: 200.000 đồng/1 hồ sơ.
+ Đề án, báo cáo khai thác có lưu lượng nước 200 đến dưới 500m3/ngày, đêm: 550.000 đồng/1 hồ sơ.
+ Đề án, báo cáo khai thác có lưu lượng nước từ 500 đến dưới 1.000m3/ngày, đêm: 1.300.000 đồng/1 hồ sơ.

Đánh giá tác động môi trường

+ Đề án, báo cáo khai thác có lưu lượng nước từ 1.000 đến dưới 3.000m3/ngày, đêm: 2.500.000 đồng/1 hồ sơ.
* Lệ phí cấp giấy phép khai thác nước dưới đất: 100.000 đồng/1 Giấy phép (được quy định tại mục VIII phần Danh mục lệ phí của bảng Danh mục phí, lệ phí và các mức thu phí, lệ phí trên địa bàn tỉnh Hậu Giang ban hành theo Quyết định số 37/2008/QĐ-UBND ngày 14 tháng 8 năm 2008 của UBND tỉnh Hậu Giang).

Báo cáo giám sát môi trường định kỳ

Thời gian:
- Thời gian thực hiện hai mươi (20) ngày làm việc.
1 nhận xét

Báo cáo giám sát môi trường định kỳ

BÁO CÁO GIÁM SÁT MÔI TRƯỜNG ĐỊNH KỲ LÀ GÌ?
Báo cáo giám sát môi trường là báo cáo kết quả quan trắc số liệu theo thông tư ngày 05/2008/TT-BTNMT quy định. Bao cao giam sat moi truong dinh ky là là đánh giá thu thập các số liệu liên quan tới môi trường của một cơ sở báo cáo về cơ quan có thẩm quyền và chức năng đánh giá và xử lý các vấn đề môi trường của cơ sở đó.Đánh giá báo cáo giám sát môi trường định kỳ cần kiểm tra mức độ ảnh hưởng của các chất thải rắn, lỏng, khí… đưa ra báo cáo chính sác về mức độ ô nhiễm môi trường trong một chu kỳ hoạt động, chu kỳ này có thể được sác định theo thời gian như trong tuần, tháng, hoặc năm.
TẠI SAO CẦN PHẢI BÁO CÁO GIÁM SÁT MÔI TRƯỜNG?
Trong những năm gần đây có rất nhiều công ty đổ chất thải có hại một cách vô tội vạ ra môi trường ảnh hưởng đến môi trường sống. Điều đó làm cho tất cả người dân và chính quyền ngày càng quan tâm và bảo vệ môi trường sống làm sao cho môi trường sống được bảo vệ và phát triểu một cách bền vững bảo vệ cuộc sống cho tất cả mọi nguwofi chính vì vậy việc lập ra báo cáo giám sát môi trường định kỳ là để theo dõi các thông số dữ liệu của mỗi công ty giúp đánh giá tác động của các chất thải ảnh hưởng tới môi trương như thế nào, có trong ngưỡng cho phép không để giúp cho mỗi công ty ngăn ngừa và có kế hoạch riêng để ngăn chặn và xư lý các vấn đề ảnh hưởng đến môi trường sống chung.
Đối tượng cần thực hiện báo cáo giám sát môi trường định kỳ?
Tất cả các công ty môi trường, các khu chế xuất – sản xuất, các doanh
Không những các công ty môi trường, cá khu chế xuất- sản xuất, mà còn đối với các doanh nghiệp với quy mô lớn, nhỏ và vừa đều đòi hỏi cần phải lập bao cao giam sat moi truong dinh ky.
Nhìn chung những doanh nghiệp hay cá thể hoạt đông trong lĩnh vưc sản xuất- chế biến, các công ty lớn và nhỏ, các cơ sở sản xuất doanh nghiệp và cá nhân, các trung tâm y tế, nhà hàng… thì điều phải cần có báo cáo giám sát môi trường định kỳ.
Hướng dẫn lập báo cáo giám sát môi trường định kỳ.
- Khảo sát, thu thập số liệu về hiện trạng môi trường xung quanh khu vực dự án.
- Khảo sát, thu thập số liệu về hiện trạng môi trường xung quanh khu vực dự án., chất thải rắn, tiếng ồn; xác định các loại chất thải phát sinh trong quá trình hoạt động của dự án.
- Lấy mẫu nước thải, mẫu khí xung quanh và tại ống khói, lấy mẫu đất, mẫu nước ngầm.
- Đánh giá chất lượng môi trường.
- Đánh giá tác động của từng nguồn gây ô nhiễm.
- Xây dựng các biện pháp giảm thiểu ô nhiễm và dự phòng sự cố.
- Đề xuất phương án xử lý nước thải, khí thải, phương án thu gom và xử lý chất thải rắn từ hoạt động của dự án.
- Trình nộp báo cáo lên các cơ quan có chức năng.
MẪU BÁO CÁO GIÁM SÁT MÔI TRƯỜNG ĐỊNH KỲ
(Ban hành kèm theo văn bản số: 44 /BQL – MT ngày 11 tháng 01 năm 2010
của Ban Quản lý các KCN Bà Rịa –Vũng Tàu)
I. Thông tin chung:
1.1. Thông tin liên lạc
- Tên, địa chỉ, điện thoại, fax, e-mail, website của cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ (sau đây gọi tắt là cơ sở).
- Tên chủ cơ sở, điện thoại liên lạc.
- Cán bộ phụ trách môi trường (tên, điện thoại liên lạc).
1.2. Địa điểm hoạt động
- Tên, địa điểm KCN.
- Diện tích xây dựng/ tổng diện tích đất thuê.
- Qui mô đầu tư xây dựng công trình/hạng mục công trình hiện hữu.
1.3. Tính chất và quy mô hoạt động
- Loại hình hoạt động, công nghệ đang áp dụng
- Quy mô hoạt động, công suất hoạt động (liệt kê danh mục các thiết bị, máy móc kèm theo tình trạng hoạt động).
1.4. Nhu cầu nguyên liệu và nhiên liệu
- Nhu cầu về nguyên liệu và nhiên liệu phục vụ cho hoạt động; phương thức cung cấp nguyên liệu và nhiên liệu.
- Nhu cầu và nguồn cung cấp điện, nước cho hoạt động.
II. Các nguồn gây tác động môi trường:
2.1. Tóm lược số lượng, thực trạng, diễn biến các nguồn gây tác động có liên quan đến chất thải
- Nguồn phát sinh nước thải
- Nguồn phát sinh khí thải
- Nguồn phát sinh chất thải rắn và chất thải nguy hại
- Nguồn phát sinh tiếng ồn, độ rung
2.2. Tóm lược số lượng, thực trạng, diễn biến các nguồn gây tác động không liên quan đến chất thải
- Bồi lắng lòng sông, lòng suối, lòng hồ, đáy biển;
- Thay đổi mực nước mặt, nước ngầm;
- Biến đổi vi khí hậu; suy thoái các thành phần môi trường; biến đổi đa dạng sinh học;
- Các nguồn gây tác động khác.

0 nhận xét

Đánh giá tác động môi trường

Đánh giá tác động môi trường là sự đánh giá khả năng tác động tích cực-tiêu cực của một dự án được đề xuất đến môi trường trong mối quan hệ giữa các khía cạnh tự nhiên, kinh tế và xã hội.
Mục đích của việc đánh giá này để chắc rằng các nhà ra quyết định quan tâm đến các tác động của dự án đếm môi trường khi quyết định thực hiện dự án đó không. Tổ chức quốc tế về Đánh giá tác động môi trường (IAIA) đưa ra định nghĩa về việc đánh giá tác động môi trường gồm các công việc như “xác định, dự đoán, đánh giá và giảm thiểu các ảnh hưởng của việc phát triển dự án đến các yếu tố sinh học, xã hội và các yếu tố liên quan khác trước khi đưa ra quyết định quan trọng và thực hiện những cam kết.”
Sau danh gia tac dong moi truong, các nguyên tắc phòng ngừa và nguyên tắc người gây ô nhiễm phải trả phí (hay còn gọi là nguyên tắc 3P trong môi trường) được áp dụng nhằm ngăn chặn, giải thiểu hoặc yêu cầu thực hiện trách nhiệm pháp lý hoặc chi trả bảo hiểm cho dự án dựa trên những tác hại của nó.
Nguồn vi.wikipedia.org
Từ 1995 đến nay Viện đã thực hiện nghiên cứu cho trên 150 dự án đầu tư trong và ngoài nước, trong đó có trên 60 dự án lớn. Các báo cáo Đánh giá tác động môi trường đều đã được Hội đồng thẩm định Nhà nước hoặc tỉnh/thành hoặc tổ chức quốc tế phê duyệt.
Một số nghiên cứu danh gia tac dong moi truong tiêu biểu do các chuyên gia của Viện MTPTBV chủ trì được nêu dưới đây (trong dấu ngoặc đơn là tên cơ quan/công ty đầu tư hoặc giao thực hiện ĐTM).
Lĩnh vực phát triển công nghiệp
1. Dự án thủy lợi nhỏ ở Thạch Ngàn, Nghệ An. Thực hiện theo yêu cầu của các tổ chức Oxfam (1999-2000).
2. Dự án Dây truyền II Nhà máy xi măng Bình Phước, 5000T Clinker/ngày, 2009 (Công ty tư vấn xi măng, Bộ Xây dựng).
3. Dự án mỏ đá vôi – Nhà máy xi măng Holcim tại huyện Kiên Lương, tỉnh Kiên Giang (Công ty TNHH Xi măng Holcim Việt Nam), 2008 – 2009
4. Dự án nhà máy sản xuất và chế biến Da tại Nghệ An (Công ty cổ phần Da Vinh), 2010
5. Dự án nhà máy nghiền bột đá siêu mịn tại KCN Nam Cấm, tỉnh Nghệ An (Tổng Công ty cổ phần Thương mại xây dựng), 2010
6. Dự án Đầu tư khai thác mở rộng mỏ Sroc Con Trăng giai đoạn 2 – Nhà máy Xi măng Tây Ninh (Công ty cổ phần Xi măng FiCO Tây Ninh), 2010
7. Dự án dây chuyền 2 (công suất 5.000 tấn clinker/ngày) – Nhà máy Xi măng Tây Ninh (Công ty cổ phần Xi măng FiCO Tây Ninh), 2010
8. Nhà máy xi măng Thạnh Mỹ (công suất 3.300 tấn clinker/ngày) tại tỉnh Quảng Nam (Công ty cổ phần Xuân thành Group), 2011
9. Dự án mỏ đá Chà Và – Nhà máy Xi măng Tây Ninh, (Công ty cổ phần Xi măng FiCO Tây Ninh), 2011 – 2012
10. Dự án “Sản xuất và kinh doanh đồ gỗ, đồ nội thất và trang trí nội thất – Giai đoạn 3” tại KCN Quang Minh, huyện Mê Linh, TP. Hà Nội (Doanh nghiệp chế xuất NITORI Việt Nam), 2011 -2012
11. Dự án “Sản xuất, chế tạo và lắp ráp các máy móc và trang thiết bị y tế, dụng cụ và đồ dung y tế, các loại bán thành phẩm liên quan – Giai đoạn 2” tại KCN Quang Minh, huyện Mê Linh, TP. Hà Nội (Công ty TNHH TERUMO Việt Nam), 2011 -2012
Lĩnh vực phát triển giao thông
1. Dự án đầu tư xây dựng Trục đường phát triển KT-XH Bắc – Nam tỉnh Hà Tây (Công ty TNHH Tập đoàn Nam Cường), 2008
2. Dự án đầu tư xây dựng Trục đường phát triển phía Bắc TP Hà Đông, tỉnh Hà Tây (Công ty TNHH Tập đoàn Nam Cường), 2008
3. Dự án đầu tư xây dựng đường Lê Văn Lương kéo dài trên địa phận TP Hà Nội (Công ty TNHH Tập đoàn Nam Cường), 2008
Lĩnh vực giáo dục, du lịch – giải trí, đô thị
1. Dự án Khu đô thị mới Dương Nội (Công ty TNHH Tập đoàn Nam Cường), TP Hà Đông, tỉnh Hà Tây, 2008
2. Dự án Khu đô thị – thương mại Quốc Oai, tại huyện Quốc Oai, tỉnh Hà Tây (Công ty TNHH Tập đoàn Nam Cường), 2008
3. Dự án Khu đô thị mới Thạch Thất, huyện Thạch Thất, tỉnh Hà Tây (Công ty TNHH Tập đoàn Nam Cường), 2008
4. Dự án Khu đô thị mới Thạch Phúc, huyện Thạch Thất và Phúc Thọ, tỉnh Hà Tây (Công ty TNHH Tập đoàn Nam Cường), 2008
5. Dự án Khu đô thị mới Chương Mỹ, huyện Chương Mỹ, tỉnh Hà Tây (Công ty TNHH Tập đoàn Nam Cường), 2008
6. Dự án Khu nghỉ dưỡng Nam Hội An, diện tích 1555ha tại tỉnh Quảng Nam (Tập đoàn Vinacapital), 2009 – 2010
7. Dự án Tổ hợp khách sạn và căn hộ cao cấp Song Kim Plaza tại quận Tây Hồ, TP Hà Nội (Công ty cổ phần Đầu tư Song Kim), 2010
8. Hợp phần “Du lịch sinh thái dựa vào cộng đồng” thuộc Dự án “Tăng cường năng lực quản lý dựa vào cộng đồng của Vườn Quốc Gia Bidoup-Núi Bà” tại tỉnh Lâm Đồng (chủ đầu tư: Ban Quản lý VQG Bidoup – Núi Bà), 2011
Lĩnh vực nông nghiệp, thủy lợi phát triển nông thôn, bảo tồn đa dạng sinh học
1. Dự án Kiên cố hóa kênh tiếp nước Trạm bơm tưới Nội Bài tại huyện Sóc Sơn và huyện Đông Anh, TP Hà Nội (Công ty TNHH Một thành viên Đầu tư Phát triển Thủy lợi Hà Nội), 2010
2. Dự án Cải tạo hệ thống tiêu Trạm bơm Cầu Bươu tại huyện Thanh Trì, TP Hà Nội (Công ty TNHH Một thành viên Đầu tư Phát triển Thủy lợi Hà Nội), 2010
3. Dự án Kiên cố hóa kênh tưới Vĩnh Thịnh tại huyện Thanh Trì, TP Hà Nội (Công ty TNHH Một thành viên Đầu tư Phát triển Thủy lợi Hà Nội), 2010
4. Dự án “Nâng cấp, cải tạo trạm bơm tiêu Đại áng, huyện Thanh Trì, TP Hà Nội” (Công ty TNHH một thành viên đầu tư, phát triển thủy lợi Hà Nội), 2011 – 2012
5. Dự án “Nâng cấp kênh N2 hồ Đại Lải (đoạn tuyến trên địa bàn huyện Sóc Sơn, TP. Hà Nội)”, (Công ty TNHH một thành viên đầu tư, phát triển thủy lợi Hà Nội), 2011 – 2012
1 nhận xét

Cam kết bảo vệ môi trường

Cam kết bảo vệ môi trường được sử dụng để thay thế cho khái niệm “Đăng ký đạt tiêu chuẩn môi trường” vốn được dùng trong thời kỳ đầu thực hiện Luật Bảo vệ Môi trường 1993.
CAM KẾT BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG LÀ GÌ?
Cam kết bảo vệ môi trường là hồ sơ pháp lý ràng buộc trách nhiệm giữa doanh nghiệp với cơ quan quản lý nhà nước về môi trường, với cộng đồng. Thông qua việc thực hiện cam ket bao ve moi truong, các nguồn tác động đến môi trường của dự án được đánh giá chi tiết, từ đó đề xuất các giải pháp thích hợp về bảo vệ môi trường.
Theo Điều 29 NĐ 29 và Điều 45 TT 26; đối tượng phải lập, đăng ký bản cam ket bao ve moi truong gồm:
- Các dự án liên quan đến hoạt động kinh doanh xăng dầu không thuộc danh mục hoặc dưới mức quy định của danh mục các dự án phải lập Báo cáo đánh giá tác động môi trường (Kho, cửa hàng kinh doanh xăng dầu có dung tích dưới 200 m3; Cảng sông, cảng biển tiếp nhận tàu vận chuyển xăng dầu trọng tải dưới 1.000 DWT).
- Hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ xăng dầu không thuộc đối tượng phải lập dự án đầu tư nhưng có phát sinh chất thải.
- Dự án, đề xuất cải tạo, mở rộng, nâng cấp,nâng công suất của cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ đang hoạt động (đã được đăng ký, xác nhận bản cam kết bảo vệ môi trường hoặc xác nhận bản đăng ký đạt tiêu chuẩn môi trường hoặc phê duyệt, xác nhận đề án bảo vệ môi trường), nhưng chưa tới mức lập bao cao giam sat moi truong dinh ky.
- Dự án, đề xuất hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ đã được đăng ký bản cam kết bảo vệ môi trườngnhưng chưa đi vào vận hành phải lậpvà đăng ký lại bản cam kết bảo vệ môi trường trong các trường hợp sau:
+ Thay đổi địa điểm thực hiện;
+ Không triển khai thực hiện trong thời hạn hai bốn (24) tháng, kể từ ngày bản cam ket bao ve moi truong được đăng ký;
+ Tăng quy mô, công suất hoặc thay đổi công nghệ làm gia tăng phạm vi gây tác động hoặc làm gia tăng các tác động tiêu cực đếnmôi trường, nhưng chưa tới mức phải lập báo cáo giám sát môi trường định kỳ
TẠI SAO CẦN PHẢI LẬP CAM KẾT BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG?
Lập cam kết bảo vệ môi trường là để yêu cầu các cơ sở sản xuất kinh doanh phải thực hiện những gì mình cam kết trên bản cam ket bao ve moi truong, nhằm hạn chế, giảm thiểu những tác động xấu đến môi trường và sức khỏe con người trong các giai đoạn thiết kê, thực hiện và vận hành của dự án.
Đối tượng thực hiện cam kết bảo vệ môi trường 
Đối tượng phải lập, đăng ký bản cam kết bảo vệ môi trường được quy định tại Điều 29 Nghị định số 29/2011/NĐ-CP. Tức là:
· Các dự án đầu tư có tính chất, quy mô, công suất không thuộc danh mục hoặc dưới mức quy định của danh mục tại Phụ lục II Nghị định số 29/2011/NĐ-CP.
· Các hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ không thuộc đối tượng phải lập dự án đầu tư nhưng có phát sinh chất thải sản xuất.
Ngoài ra các Dự án, đề xuất hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ đã được đăng ký bản cam kết bảo vệ môi trường nhưng chưa đi vào vận hành phải lập và đăng ký lại bản cam kết bảo vệ môi trường quy định tại Khoản 4 điều 35 Nghị định số 29/2011/NĐ-CP.
Thời điểm lập cam kết bảo vệ môi trường
Lập cam kết bảo vệ môi trường phải được đăng ký trước khi thực hiện đầu tư sản xuất kinh doanh hoặc trước khi đề nghị cơ quan thẩm quyền cấp giấy phép hoạt động quy định tại điều 31 Nghị định 29/2011/NĐ-CP.
Các bước thực hiện lập cam kết bảo vệ môi trường
- Đánh giá hiện trạng môi trường khu vực xung quanh dự án như : khảo sát thu thập số liệu về quy mô dự án, khảo sát điều kiện tự nhiên-kinh tế-xã hội liên quan đến dự án.
- Xác định các nguồn gây ô nhiễm của dự án như: khí thải, nước thải, chất thải rắn, tiếng ồn; xác định các loại chất thải phát sinh trong quá trình hoạt động của dự án.
- Đánh giá mức độ tác động ảnh hưởng của các nguồn ô nhiễm đến các yếu tố tài nguyên và môi trường.
- Liệt kê và đánh giá các giải pháp tổng thể, các hạng mục công trình bảo vệ môi trường được thực hiện.
- Đề xuất phương án xử lý nước thải, khí thải, phương án thu gom và xử lý chất thải rắn từ hoạt động của dự án. Xây dựng chương trình quản lý và giám sát môi trường.
- Soạn thảo công văn, hồ sơ đề nghị phê duyệt Đề án.
- Thẩm định và Quyết định phê duyệt.
Các văn bản pháp luật liên quan
- Luật Bảo vệ Môi trường Việt Nam 2005.
- Nghị định số 29/2011/NĐ-CP quy định về đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường, cam kết bảo vệ môi trường.
- Thông tư số 26/2011/TT-BTNMT quy định chi tiết một số điều của Nghị định số 29/2011/NĐ-CP ngày 18 tháng 4 năm 2011 của Chính phủ quy định về đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường, cam kết bảo vệ môi trường.
1 nhận xét
 
Hỗ trợ: Marketing Online | Quảng cáo trên radio | Quảng cáo trên loa phát thanh
Copyright © 2014.Công ty tư vấn môi trường phong việt - All Rights Reserved
Liên hệ: 0937. 624. 659